Chương III: Cẩm nang BH phi nhân thọ

Câu 9: Căn cứ xác định số tiền bồi thường của DNBH trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người lao động ?

Căn cứ xác định số tiền bồi thường của DNBH trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người lao động ?

Trả lời:

- Các căn cứ chung đối với các loại sản phẩm trách nhiệm bồi thường cho người lao động:

Mức tiền lương của người lao độngSố tiền bảo hiểm mà người sử dụng lao động đã tham gia bảo hiểmMức độ hậu quả của sự kiện bảo hiểm (thương tật, suy giảm khả năng lao động)

Yếu tố lỗi của người lao động trong sự cố xảy ra.

- Theo quy tắc bảo hiểm DNBH có trách nhiệm bồi thường những khoản tiền sau đây:

Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên:

+   30 tháng tiền lương nếu không do lỗi của chính người lao động đó

+  12 tháng tiền lương nếu do lỗi của chính người lao động

Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn dưới 81% :

+   30 tháng tiền lương nhân với tỷ lệ bồi thường quy định theo Bảng bồi thường bảo hiểm áp dụng cho bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường cho người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt ( Ban hành kèm theo quyết định số 14/2004/ QĐ - BTC) nếu không do lỗi của chính người lao động đó

+   40% số tiền bồi thường nếu do lỗi của chính người lao động

Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị (không phân biệt lỗi) được tính bằng 100% tiền lương ngày (1/30 tiền lương tháng) đối với mỗi ngày nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ điều trị cho đến khi thương tật vĩnh viễn được xác định, nhưng không vượt quá 6 tháng cho mỗi sự kiện bảo hiểm

Chi phí y tế (không phân biệt lỗi) bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá 6 tháng tiền lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm

Doanh nghiệp xây dựng có thể thỏa thuận mua bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn mức bồi thường theo quy định trên.

Tiền lương làm căn cứ bồi thường được tính như sau:

+    Là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bệnh nghề nghiệp. Bao gồm: lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định hiện hành của Chính phủ

+    Trường hợp thời gian làm việc không đủ để tính tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề thì lấy tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn, xác định bệnh nghề nghiệp.

Đối với bảo hiểm bồi thường cho người lao động trong các lĩnh vực khác, các loại thiệt hại, chi phí mà DNBH nhận trách nhiệm cũng tương tự và tất nhiên các chủ sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận để mua bảo hiểm với các mức số tiền bảo hiểm khác nhau khi không có quy định bắt buộc chủ phối như lĩnh vực xây dựng. Các quy định về mức bồi thường cho các loại hậu quả tai nạn, bệnh tật cũng có thể khác nhau ít nhiều trong các sản phẩm bảo hiểm. 

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ 1
bao hiem toan cau
Hỗ trợ 2
bao hiem toan cau