Chương II: Cẩm nang BH nhân thọ

Câu 15. Điều kiện về vốn pháp định quy định như thế nào để doanh nghiệp bảo hiểm

Câu hỏi 15. Điều kiện về vốn pháp định quy định như thế nào để doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao năng lực kinh doanh vừa đảm bảo cam kết với khách hàng?

Trả lời:

Vốn  pháp định của DNBH phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho DNBH và là điều kiện để DNBH phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm và đầu tư.

Theo Điều 94 Luật KDBH quy định:

1. Chính phủ quy định mức Vốn  pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì Vốn  điều lệ đã góp không thấp hơn mức Vốn  pháp định.“

Mức Vốn  pháp định được quy định tại Điều 4 và Điều 5 NĐ 46 như sau:

Điều 4 Vốn  pháp định:

“1. Mức Vốn  pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.

2. Mức Vốn  pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”

Điều 5 Vốn Điều lệ :

“1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 
là số Vốn  do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức Vốn  điều lệ đã góp không thấp hơn mức Vốn  pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức Vốn  điều lệ bổ sung.

3. Trường hợp thay đổi Vốn  điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số Vốn  điều lệ thấp hơn mức Vốn  pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ Vốn  điều lệ theo quy định.”

Vốn  pháp định nhằm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó có hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh bảo hiểm, phục vụ khách hàng và là một nguồn tài chính duy trì khả năng thanh toán cho các hợp đồng bảo hiểm và cam kết với khách hàng.  

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ 1
bao hiem toan cau
Hỗ trợ 2
bao hiem toan cau