Tư vấn

Quyền tăng số tiền bảo hiểm do trượt giá

 

Bạn có thể mua bổ sung sản phẩm Quyền Tăng Số tiền Bảo hiểm Do Trượt Giá để tăng số tiền bảo hiểm của bạn hàng năm do trượt giá.

1. Quyền tăng số tiền bảo hiểm do trượt giá là gì?


Bạn có quyền lựa chọn tăng Số tiền bảo hiểm của mình vào Ngày kỷ niệm Hợp đồng bảo hiểm theo nguyên tắc lãi kép, với 5 loại chỉ số điều chỉnh tăng khác nhau. Việc gia tăng Số tiền bảo hiểm hàng năm được áp dụng từ năm thứ 2 trở đi đến hết thời hạn nộp phí của hợp đồng bảo hiểm gốc. 


Vào mỗi năm tiếp theo trong suốt Thời hạn đóng phí, bạn sẽ trả thêm một khoản Phí bảo hiểm để được hưởng quyền này. Phí bảo hiểm và mọi quyền lợi thanh toán đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam cho cả 5 lựa chọn. 

Mức tăng Số tiền bảo hiểm hàng năm sẽ không vượt quá một mức tối đa, theo quy định của Công ty. Mức tối đa này có thể thay đổi theo từng loại sản phẩm hoặc theo thời gian. 

2. Tại sao việc chọn tăng Số tiền bảo hiểm lại có lợi cho bạn?


Giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính: do thời giá thay đổi mỗi năm, mức Phí bảo hiểm bạn đóng ở các năm sau có thể không có giá trị như năm thứ nhất của Hợp đồng và khoản tiết kiệm cũng như các quyền lợi khác của bạn sau một số năm có thể bị ảnh hưởng do trượt giá. Thông qua việc điều chỉnh tăng Số tiền bảo hiểm hàng năm do trượt giá và đóng tăng thêm Phí bảo hiểm, về cơ bản bạn có thể duy trì được giá trị của Số tiền bảo hiểm khi Hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.  

Bảo vệ chắc chắn: Số tiền bảo hiểm của bạn sẽ được bảo đảm tăng mà không cần thẩm định bổ sung. 

Không cam kết và không bị ràng buộc: Bạn có quyền từ chối việc gia tăng Số tiền bảo hiểm bất cứ lúc nào. Những gia tăng Số tiền bảo hiểm trước đó vẫn được giữ nguyên, hoặc hủy bỏ tùy theo yêu cầu của bạn, nhưng bạn sẽ không thể tiếp tục yêu cầu tăng Số tiền bảo hiểm một khi đã từ chối áp dụng quyền này. 

3. Có 5 cách chọn tỉ số tăng Số tiền bảo hiểm: Tăng cố định 5% hoặc 10% mỗi năm, tăng theo mức tăng của tỉ giá USD hoặc giá vàng, hoặc tăng theo chỉ số tiền tệ tổng hợp (gọi tắt là CCI).

Phương án 1 & 2: Tăng cố định 5% hoặc 10% mỗi năm trên Số tiền bảo hiểm

Ví dụ: Một khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm 10 năm với Số tiền bảo hiểm (STBH) 100 triệu đồng. Khách hàng chọn mức tăng 5% hàng năm cho STBH của mình. Từ năm thứ 2 của Hợp đồng, STBH sẽ tăng 5% mỗi năm so với năm trước đó.

Phương án 3 và 4: Tăng theo mức tăng của tỉ giá USD hoặc giá vàng

Số tiền bảo hiểm của bạn sẽ tăng theo mức tăng của tỷ giá USD hoặc của giá vàng, tuy nhiên khoản gia tăng hàng năm trên Số tiền bảo hiểm không được thấp hơn 1% hoặc không cao hơn 10%.

Mức tăng Số tiền bảo hiểm hàng năm được tính như sau:

% tăng tỉ giá USD hoặc giá vàng x số tiền bảo hiểm gốc - Tổng mức tăng số tiền những năm trước đó

Phương án 5: Tăng theo Chỉ Số Tiền Tệ Tổng Hợp

Chỉ Số Tiền Tệ Tổng Hợp (viết tắt là CCI) dựa trên mức tăng của giá đôla Mỹ và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Số tiền bảo hiểm của bạn sẽ tăng theo mức nào cao nhất (mức tăng giá đôla Mỹ hoặc CPI), nhưng không vượt quá 10%, và không nhỏ hơn 1%.

4. Và còn gì nữa mà bạn cần biết?

Thời gian cân nhắc: bạn có một năm để cân nhắc xem mình có muốn sử dụng quyền này không. Bạn chỉ thật sự trả phí cho quyền này từ năm thứ 2 của Hợp đồng. 


Đối với những sản phẩm có Thời hạn đóng phí ngắn hơn thời hạn bảo hiểm của hợp đồng (Thời hạn hợp đồng), Quyền Tăng Số Tiền Bảo Hiểm Do Trượt Giá sẽ chấm dứt khi thời hạn đóng phí kết thúc. 


Quyền Tăng Số Tiền Bảo Hiểm Do Trượt Giá không áp dụng cho các sản phẩm bổ trợ đi kèm với Hợp đồng bảo hiểm gốc ngoại trừ Quyền Miễn nộp phí và Quyền Miễn nộp phí đặc biệt. 


Các ví dụ trên đây về mức giá vàng, đôla Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số CCI đều mang tính minh họa. Trên thực tế, Công ty Manulife sẽ lấy giá niêm yết chính thức tại thời điểm gần nhất từ các nguồn tin tin cậy như: giá vàng 9999 SJC của Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (giá bình quân của giá mua và giá bán), giá đôla Mỹ của Ngân Hàng Nhà Nước (tỷ giá bình quân liên ngân hàng), chỉ số giá tiêu dùng do Tổng Cục Thống Kê công bố*. 

* Ghi chú: Để tính các chỉ số tăng STBH cho mỗi tháng dương lịch, Công ty lấy giá vàng và tỷ giá USD niêm yết chính thức vào ngày làm việc cuối cùng của tháng trước đó và CPI của 2 tháng trước đó. Công ty tính toán các chỉ số tăng STBH và công bố các chỉ số này vào ngày làm việc đầu tiên của mỗi tháng dương lịch. Các chỉ số này bắt đầu có giá trị hiệu lực 15 ngày sau đó, trong vòng khoảng 30 ngày, cho đến khi chỉ số tháng sau có giá trị hiệu lực.

Ví dụ minh họa:

 Ngày làm việc đầu tiên của tháng 1/2010 là ngày 04/01/2010. Vào ngày 04/01/2010, Công ty sẽ công bố chỉ số tháng 01/2010, dựa vào giá vàng và tỷ giá USD niêm yết vào ngày 31/12/2009, và CPI của tháng 11/2009. Các chỉ số công bố trong tháng 1/2010 của Công ty có hiệu lực 15 ngày sau đó, tức là từ ngày 19/01/2010 cho đến ngày có hiệu lực của các chỉ số công bố trong tháng 2. 

 Ngày làm việc đầu tiên của tháng 2/2010 là ngày 01/02. Vào ngày 01/02, dựa vào các giá niêm yết ngày 29/1, và CPI của tháng 12/2009, Công ty sẽ công bố các chỉ số tăng STBH áp dụng từ ngày 16/2 trở đi cho đến khi chỉ số tháng 3 có hiệu lực. 

Những Hợp đồng có ngày kỷ niệm HĐ trong khoảng từ ngày 19/1 – 15/2/2010 sẽ áp dụng chỉ số tăng STBH tháng 1/2010. Từ ngày 16/2 đến 16/3 sẽ áp dụng chỉ số tăng STBH của tháng 2/2010.

 

  

[ Đóng lại ]

Kinh nghiệm khi mua bảo hiểm cho gia đình



Ở nước ngoài, những người muốn mua bảo hiểm có thể tìm đến các insurance broker (môi giới bảo hiểm), thay vì insurance agent (đại lý bảo hiểm). Các broker là người trung gian giữa khách hàng và các công ty bảo hiểm, không phải là nhân viên của bất cứ hãng bảo hiểm nào. Nắm được nhu cầu, khả năng tài chính và hoàn cảnh của từng khách hàng, broker sẽ tư vấn cho họ một gói bảo hiểm thích hợp nhất.

 

Ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều công ty  bảo hiểm với nhiều sản phẩm bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và tùy lứa tuổi mỗi cá nhân, gia đình. Tuy nhiên khi chọn mua sản phẩm bảo hiểm nào cho gia đình, bạn cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ về phạm vi bảo hiểm, các quyền lợi được hưởng, số tiền bảo hiểm, các khoản phí, việc thay đổi mức phí bảo hiểm v.v.. Nếu mua sản phẩm bảo hiểm cho trẻ con thì cần tìm hiểu những tình huống giả định như con trẻ bị tai nạn, bệnh tật hoặc tệ hơn là tử vong thay vì chỉ được khi tư vấn quanh số tiền mình sẽ được rút ra sau khi đáo hạn, những khoản lãi “tối thiểu được hưởng” và những khoản lãi hứa hẹn rất cao “nếu công ty ăn nên làm ra”.

Hãy sáng suốt và đừng quên mất mục đích chính của việc mua bảo hiểm là đề phòng rủi ro.

Làm cha mẹ rất nhiều trách nhiệm và lo lắng. Lo về sức khoẻ, học hành, tính khí, tương lai con cái. Và đặc biệt là nỗi lo không biết mình có đủ khả năng mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất hay không. Khi có nhiều lo lắng, người ta thường nghĩ đến bảo hiểm, như một khả năng dự phòng khi rủi ro, với hy vọng bảo toàn cuộc sống ổn định cho con cái trong trường hợp cha mẹ gặp phải chuyện bất trắc.

Do tâm lý cha mẹ thương con nên cái gì cũng ưu tiên cho con, mà quên mất rằng chính chúng ta – những người đang trực tiếp kiếm tiền nuôi con – mới là người cần được bảo hiểm trước giống như khi đi máy bay bạn luôn được khuyến cáo rằng trong trường hợp khẩn cấp, khi mặt nạ oxy bật ra thì phải đeo cho mình trước, sau đó mới đeo cho con.

Các loại hình bảo hiểm có thể lựa chọn cho gia đình

– Bảo hiểm nhân thọ (kèm tiết kiệm): Dự phòng một khoản chi trả cho người thân khi xảy ra rủi ro, tích luỹ cho cha mẹ khi về hưu, tích luỹ cho con lúc trưởng thành. Hợp đồng dài hạn. Nên ưu tiên cha mẹ trước, con sau.

– Bảo hiểm sức khoẻ: Thanh toán các chi phí y tế phát sinh do ốm đau, bệnh tật, tai nạn, bao gồm thuốc, viện phí điều trị nội ngoại trú, chuyển viện, cấp cứu... hưởng dịch vụ tốt tại các bệnh viện danh tiếng. Hợp đồng theo từng năm. Nên mua cho cả gia đình. Ưu tiên con trước, cha mẹ sau.

– Bảo hiểm tài sản (nhà và xe cộ): Dự phòng tai nạn, cháy nổ, hư hỏng, thiên tai, mất cắp… Nên mua cả khi bạn cảm thấy có ít nguy cơ, vì như vậy mức phí sẽ thấp.

Những điều cần lưu ý khi mua bảo hiểm

– Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rất phong phú với nhiều đặc tính khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định tham gia, bạn nên tìm hiểu kỹ sản phẩm đó thuộc loại nào và đặc tính của nó có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không.

– Ở thị trường Việt Nam có nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp bao gồm cả mục đích bảo vệ lẫn tiết kiệm, nhưng luôn nhớ rằng mục tiêu tiên quyết của bảo hiểm là bảo vệ. Vì vậy khoản lãi tiết kiệm của bảo hiểm khó cao bằng ngân hàng.

– Hãy chọn mệnh giá tuỳ theo khả năng đóng phí và tình hình thu nhập của mình, thay vì cố đóng phí theo mệnh giá mong muốn. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể mua bảo hiểm với mức thấp. Việc huỷ hợp đồng giữa chừng không đóng nổi phí sẽ khiến bạn mất một khoản không nhỏ.

– Hãy kê khai tình trạng sức khoẻ một cách trung thực. Vì nếu phát hiện bạn không nói sự thật, bảo hiểm có quyền từ chối chi trả, kể cả khi bạn đang thực sự cần.

– Hãy đọc kỹ hợp đồng, chú ý các điều khoản quy định phạm vi được bảo hiểm và cả những trường hợp miễn thường.

– Đừng giao khoán mọi việc cho đại lý bảo hiểm, kể cả đó là người thân. Hãy tự mình kiểm tra hợp đồng, việc ký kết, và việc đóng tiền. Hãy nhớ rằng bạn ký hợp đồng với một công ty, và chính công ty đó sẽ chi trả bảo hiểm cho bạn chứ không phải người đại lý.

– Nên mua bảo hiểm càng sớm càng tốt, vì tuổi càng trẻ thì giá càng rẻ.

 

(Tổng hợp từ Internet)

[ Đóng lại ]

Bảo hiểm con người, mũi nhọn mới của doanh nghiệp bảo hiểm

 

Hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đều ghi nhận sự tăng trưởng cao trong nghiệp vụ này. Chính vì thế, năm 2012, bảo hiểm con người là một trong những sản phẩm mũi nhọn trong chiến lược bán lẻ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thực tế, tại các thành phố lớn hiện nay, bên cạnh việc được cơ quan, doanh nghiệp trang bị bảo hiểm y tế (BHYT), các cán bộ - công chức thường có xu hướng mua thêm bảo hiểm sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ y tế thuận tiện, được điều trị tại các cơ sở y tế cao cấp và tiện nghi. Mặc dù cả hai loại hình đều chi trả cho người được bảo hiểm trong trường hợp khám chữa bệnh, nhưng các mức chi trả và các quyền lợi đi kèm của BHYT và bảo hiểm sức khoẻ tương đối khác nhau.

Đối với BHYT, mức chi trả phụ thuộc người bệnh có tuân theo tuyến bảo hiểm hay không, dao động từ 30 - 80% và theo quy định về tỷ lệ trong Luật BHYT. Trong khi đó, quyền lợi và mức chi trả của bảo hiểm sức khỏe cao hơn nhiều và phụ thuộc mức phí mua bảo hiểm của khách hàng, không vượt quá quyền lợi lựa chọn của khách hàng.

Ví dụ, đối với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người BIC HealthCare của Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng BIDV (BIC), chi phí phẫu thuật, điều trị nội trú do ốm đau bệnh tật tùy theo mức phí dao động từ 21 - 105 triệu đồng, chi phí khám và điều trị ngoại trú dao động từ 4,2 - 16,8 triệu đồng, ngoài ra còn được trợ cấp do mất thu nhập khi điều trị tới 300.000 đồng/ngày (tối đa 100 ngày/năm).

Nghiệp vụ bảo hiểm này, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng đầu tư mạnh và thu hút được khách hàng, nhưng thị phần chưa bằng các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong nước. Thị phần lớn nhất vẫn thuộc về Bảo Việt với hơn 40%, Bảo Minh hơn 20%. CTCP Bảo hiểm bưu điện (PTI) năm 2011 nhờ một số hợp đồng ký qua Công ty Môi giới bảo hiểm AON và định hướng đẩy mạnh bán lẻ thông qua mạng lưới bưu cục đã đẩy mức tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm con người lên 117%, với tổng doanh thu phí là 184 tỷ đồng.

Ông Phạm Trường Khánh, Giám đốc Maketing Công ty Bảo hiểm Liberty cho biết, Công ty đang giới thiệu 2 sản phẩm bảo hiểm sức khỏe: Liberty HealthCare dành cho các khách hàng nước ngoài và khách hàng Việt Nam có thu nhập cao và Liberty MediCare dành cho các khách hàng trung lưu Việt Nam. Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của Liberty được ưa chuộng nhờ vào tính linh hoạt, quyền lợi đa dạng, mạng lưới bệnh viện trực tiếp thanh toán chi phí rộng và mức phí bảo hiểm hợp lý. Khác với nhiều công ty bảo hiểm trong nước, Liberty không chỉ tập trung vào mảng khách hàng doanh nghiệp, mà còn hướng tới các gia đình và cá nhân có thu nhập khá và cao ở Việt Nam.

song-dep.jpg

Mặc dù không triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đến đại đa số người dân, nhưng doanh thu phí bảo hiểm sức khỏe vẫn chiếm đến gần 20% tổng doanh thu của Liberty và Công ty đang là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về mảng bảo hiểm sức khỏe”, ông Khánh nói.

Đại diện BIC cho biết, nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ đã được BIC triển khai từ lâu và tập trung cung cấp cho hệ thống cán bộ - nhân viên của Ngân hàng BIDV. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng cá nhân nên BIC đã nghiên cứu và chính thức bán rộng rãi BIC HealthCare trên thị trường từ giữa tháng 4/2012.

Không chỉ có BIC, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác đều tích cực hoàn thiện và cung cấp sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ, đồng thời nỗ lực tìm kiếm mối liên kết với các doanh nghiệp, đối tác để ký hợp đồng bao cung cấp sản phẩm cho cán bộ - nhân viên của đối tác. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp tăng cường chế độ ưu đãi cho cán bộ - nhân viên bằng việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động với các sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ.

Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu trong việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và nhận thấy được tiềm năng còn rất lớn của thị trường, PTI cũng đang đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, trong đó ưu tiên các sản phẩm bán lẻ. Hiện tại, PTI triển khai một số sản phẩm mới như: Phúc An Sinh, Bảo hiểm kết hợp con người, Bảo hiểm tai nạn cá nhân… Năm 2012, PTI đã ủy quyền cho hệ thống bưu điện, bưu cục trên toàn quốc chi trả bồi thường cho khách hàng. Đây được xem là một lợi thế lớn của PTI, giúp khách hàng của PTI có thể nộp hồ sơ thuận lợi và nhanh chóng.

(Theo Webbaohiem.net)

[ Đóng lại ]

Chớ thờ ơ với Bảo hiểm du lịch

Mức phí chung của BHDL từ 1.500 đồng đến 1,5USD/ngày/người với mức đền bù được hưởng là 10 triệu đồng/vụ. Dù số tiền dành để mua Bảo hiểm du lịch không lớn nhưng vẫn ít được du khách quan tâm vì cho rằng nó thiếu thiết thực, đặc biệt là với du khách nội địa.

Đại diện một công ty lữ hành có uy tín trên địa bàn Hà Nội cho rằng, đối với du khách nội địa điều quan trọng nhất là giá cả tour du lịch, ít người nghĩ đến độ an toàn hay làm thế nào để tránh rủi ro trong suốt hành trình. Thậm chí, có một định kiến đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều du khách Việt Nam là sự chậm trễ trong việc thực thi bảo hiểm. Nếu chẳng may gặp phải sự cố trong hành trình du lịch như trầy chân tay, ốm, sốt, bị côn trùng đốt… phải đến bệnh viện để băng bó thì cũng rất ít người đủ kiên nhẫn để chờ lấy giấy tờ rồi lại chịu khó đợi được thanh toán bảo hiểm.

Kể cả với các chuyến đi du lịch ra nước ngoài, du khách Việt Nam cũng chỉ coi bảo hiểm là một thủ tục cần thiết cho hành trình, chứ không nghĩ rằng đó là quyền lợi của mình để yêu cầu các công ty du lịch phải thực hiện. “Đôi khi các công ty chỉ ghi trong tour có kèm cả bảo hiểm mà không ghi cụ thể số tiền Bảo hiểm du lịch là bao nhiêu, vậy mà du khách cũng không thắc mắc hay phàn nàn gì”, đại diện công ty lữ hành này thừa nhận (Bảo hiểm y tế cho du học sinh tại Đức).

Không chỉ du khách mà ngay cả công ty du lịch cũng cố tình “lờ” Bảo hiểm du lịch, chỉ mua khi khách yêu cầu. Theo lý lẽ của nhiều hãng lữ hành, nếu kèm Bảo hiểm du lịch thì giá tour chắc chắn phải đội lên. Điều đó kéo theo sức mua tour bị giảm. Thêm vào đó, nhiều người cho rằng đã đi du lịch thì phải tự bảo đảm an toàn cho chính mình và người thân, có Bảo hiểm du lịch hay không cũng không quan trọng. Lợi dụng tâm lý này, không ít công ty du lịch đã tự ý bỏ qua việc đưa Bảo hiểm du lịch vào chương trình tour.

Hành trang cần thiết.

Khác với khách nội địa, hầu hết du khách quốc tế đều coi Bảo hiểm du lịch là giấy tờ quan trọng thứ hai sau hộ chiếu. Chính vì vậy, sau khi quyết định mua tour, họ thường hỏi tỉ mỉ về giá trị bảo hiểm cũng như những quyền lợi được hưởng nếu chẳng may sự cố xảy ra.

Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Trưởng phòng Tiếp thị, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, đã đến lúc du khách trong nước phải cân nhắc các yếu tố khác ngoài giá cả như uy tín thương hiệu, chất lượng và khả năng bảo đảm an toàn của nhà tổ chức. Đặc biệt, khi mua tour, du khách cần xem kỹ các điều khoản Bảo hiểm du lịch trong hợp đồng.

Hiện nay, mua Bảo hiểm du lịch không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên, qua sự cố chìm tàu ở Quảng Ninh mới thấy hết tầm quan trọng và sự cần thiết của loại hình bảo hiểm này. Vì vậy, nhà làm luật và khách du lịch cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này. Cần sớm “luật hóa” việc mua Bảo hiểm du lịch, khi đó những thiệt hại, mất mát xảy ra khi đi du lịch mới được bù đắp một cách thỏa đáng, giúp khách yên tâm sử dụng dịch vụ của các hãng lữ hành. Thậm chí, nếu làm tốt công tác Bảo hiểm du lịch, đưa nhu cầu Bảo hiểm du lịch trở thành thói quen của khách du lịch nội địa, chúng ta sẽ có thêm nguồn thu đáng kể từ phí bảo hiểm để đóng góp cho ngân sách nhà nước. Hơn thế nguồn thu này có thể được dùng để đầu tư trở lại cho nền kinh tế, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam trong tương lai.


(Theo Báo Hà Nội mới)

[ Đóng lại ]

Đăng ký thất nghiệp trễ, có mất quyền lợi?

Đăng ký thất nghiệp trễ, có mất quyền lợi?

 

Nếu lần thất nghiệp đầu không được lãnh tiền thì lần sau sẽ hưởng nhiều hơn.
Khi mất việc làm, nhiều người lao động (NLĐ) rất lo lắng cho quyền lợi của mình. Nếu đăng ký thất nghiệp trễ hạn thì có bị mất tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hay không? Hết tuổi lao động mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì NLĐ có được hưởng BHTN hay không?...

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu Việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), cho biết:

Trong trường hợp đăng ký thất nghiệp trễ hạn hoặc chưa muốn hưởng ngay chế độ BHTN thì NLĐ có thể đợi lần sau hưởng nhiều hơn. Theo Điều 21 Nghị định 127 ngày 12-12-2008 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN), thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Cộng dồn thời gian đóng BHTN

. Nói nôm na, nếu lần thất nghiệp đầu có lãnh tiền thì lần thất nghiệp sau sẽ lãnh ít hơn. Ngược lại, lần đầu không lãnh tiền thì lần sau hưởng nhiều hơn?

+ Đúng vậy. Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 127/2008, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng BHTN của người lao động.

Đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới tahiệu Việc làm TP.HCM. Ảnh: THÁI HIẾU

Chẳng hạn, ngày 1-1-2009, ông A làm việc tại Công ty X và đến ngày 30-6-2010 thì ông chấm dứt hợp đồng lao động. Ông A có tham gia BHTN trong thời gian làm việc 18 tháng. Sau khi thôi việc, ông A đăng ký thất nghiệp trễ hạn nên không đủ điều kiện hưởng BHTN của lần đăng ký này.

Đến ngày 1-1-2011 ông A làm việc cho Công ty Y và vào ngày 31-7-2012 thì ông chấm dứt hợp đồng lao động, có tham gia BHTN 19 tháng. Lúc đó, ông A đăng ký hưởng BHTN đúng hạn thì tổng thời gian đóng BHTN được cộng dồn để làm cơ sở tính hưởng trợ cấp thất nghiệp là 37 tháng và thời gian ông A được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng là sáu tháng.

Điểm khác nhau ở đây là: Nếu lần đầu đăng ký đúng hạn thì ông A được hưởng ba tháng trợ cấp thất nghiệp, lần sau ông A cũng được hưởng ba tháng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp đăng ký trễ hạn lần đầu thì lần sau ông A được hưởng đến sáu tháng trợ cấp thất nghiệp.

Hết tuổi lao động vẫn được trợ cấp

. Nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi không tiếp tục làm việc nhưng không đủ thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu hằng tháng thì có được hưởng BHTN hay không?

+ Người đó vẫn được hưởng BHTN nếu có đủ điều kiện hưởng BHTN. Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 32 ngày 25-10-2010 của Bộ LĐ-TB&XH, trường hợp NLĐ đăng ký thất nghiệp quá bảy ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày bị mất việc làm nhưng nhiều nhất không quá 30 ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp sẽ được giải quyết hưởng BHTN nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của BV cấp huyện; bị tai nạn có giấy xác nhận của BV cấp huyện hoặc xác nhận của CSGT đối với trường hợp bị tai nạn giao thông; do thiên tai, dịch họa có xác nhận của chủ tịch UBND cấp xã.

Ví dụ: Ông B chấm dứt hợp đồng lao động ngày 22-8-2011 thì ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông B là 23-8-2011 và ngày 27-8, 28-8 là thứ bảy, Chủ nhật. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông B là ngày 31-8-2011 (bảy ngày làm việc kể từ ngày nghỉ việc). Nếu trong thời hạn đăng ký thất nghiệp trên ông B bị bệnh có giấy xác nhận của BV cấp huyện thì ông B vẫn được đăng ký thất nghiệp trễ hạn trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 30-9-2011 (30 ngày tính theo ngày dương lịch).

. Đối với những trường hợp đăng ký thất nghiệp trễ hạn nhưng không tiếp tục làm việc ở các đơn vị, doanh nghiệp… mà làm nghề tự do (buôn bán, làm vườn…) thì pháp luật có phương án nào giải quyết chế độ BHTN cho họ?

+ Ngoài quy định nêu trên, hiện chưa có hướng dẫn nào khác để giải quyết tình huống được nêu trong câu hỏi.

[ Đóng lại ]

Có được hưởng trợ cấp thôi việc và chuyển bảo hiểm?

Có được hưởng trợ cấp thôi việc và chuyển bảo hiểm?

 

(Dân trí) - Tôi làm việc tại 1 công ty nước ngoài từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2011. Tôi đã làm đơn xin nghỉ việc theo đúng quy định, tôi muốn hỏi là từ 3/2008 đến 31/12/2008 tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Còn bảo hiểm thất nghiệp nếu tôi chưa muốn làm thì tôi có cần phải làm thủ tục gì để chuyển sang công ty khác không? Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu? Xin cảm ơn Quý báo. (Minh Thúy, Email: tktktktk111@gmail.com" style="color: rgb(150, 32, 18); text-decoration: none; ">tktktktk111@gmail.com)

 

Trả lời:

Thứ nhất, về trợ cấp thôi việc:

Tại Điều 42 Bộ luật lao động quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có”.

Mặt khác tại khoản 2 Điều 42 quy định là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; và người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.

Như vậy, trường hợp của bạn đã làm đủ 12 tháng trở lên tại công ty, bạn đã xin nghỉ theo đúng quy định thì bạn sẽ được cơ quan trả trợ cấp thôi việc.

Thứ hai, về bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và thủ tục chuyển bảo hiểm sang công ty khác:

Theo quy định của pháp luật BHXH, trong trường hợp người lao động chưa hưởng BHTN khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ đương nhiên được bảo lưu thời gian đóng BHTN và sẽ được cộng dồn thời gian đóng BHTN đến khi tiến hành thủ tục để được hưởng BHTN theo quy định. Pháp luật BHXH cũng không bắt buộc người lao động phải đóng BHTN liên tục hay quy định khoảng thời gian tối đa bảo lưu BHTN là bao lâu.

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN thì người lao động được quyền: “Được xác nhận đầy đủ về đóng bảo hiểm thất nghiệp trong Sổ Bảo hiểm xã hội.

 Được nhận lại Sổ Bảo hiểm xã hội khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc”. Do đó, trong trường hợp người lao động nghỉ việc, công ty có trách nhiệm phải tiến hành làm thủ tục xác nhận thời gian tham gia BHTN (chốt sổ BHXH) và trả lại sổ cho họ để hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng thời gian luật định. Tuy nhiên vì bạn chưa thanh toán tiền trợ cấp thất nghiệp nên bạn có thể bảo lưu như đã tư vấn ở phần trên đây. Sau khi nhận lại sổ bảo hiểm xã hội do cơ quan cũ trả, khi chuyển sang cơ quan mới bạn có thể nộp lại sổ này cho cơ quan mới là được.

[ Đóng lại ]

Đăng ký và hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đăng ký và hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 

(HNM) - Đề nghị luật sư cho biết, người lao động nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động, nay muốn được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì làm thủ tục ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Trần Văn Trúc.

Luật sư Vũ Thái Hà (Công ty Luật TNHH YouMe, ĐT: 0913.55.99.44; website: www.youmevietnam.com)

trả lời:
- Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng các điều kiện hưởng bảo hiểm quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (Nghị định số 127/2008/NĐ-CP) như sau: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.

Thủ tục đăng ký và hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, gồm các bước sau:

a) Trong thời hạn bảy ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp;

b) Trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, thiên tai, dịch họa thì người lao động có thể được gia hạn nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp theo quy định được đăng ký thất nghiệp.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp; bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng pháp luật. Đồng thời, người lao động phải xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, thiên tai, dịch họa thì người lao động có thể được gia hạn nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày kể từ ngày hết hạn nộp đủ hồ sơ bảo hiểm theo quy định.

[ Đóng lại ]

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục gì?

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục gì?

 

Như thế nào được coi là thường xuyên ốm đau?

Anh Nguyễn Thanh Nghị (Quy Nhơn- Bình Định) hỏi: Cha tôi đã ngoài 60 tuổi và thường xuyên ốm đau. Một năm trước, cha tôi bị Tòa án kết án 3 năm tù giam vì tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tôi nghe nói, những trường hợp thường xuyên ốm đau sẽ được ưu tiên khi xét đề nghị đặc xá, pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào?

- Trường hợp như của cha anh được Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn cụ thể như sau: Người từ 60 tuổi trở lên mà thường xuyên ốm đau là người đang chấp hành hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viên liên tục, nhiều lần trong một thời gian dài, không lao động, không tự phục vụ bản thân được và không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. (Các tài liệu chứng minh phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo chỉ có giá trị trong thời gian 6 tháng, tính đến ngày Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam họp xem xét, lập hồ sơ đề nghị đặc xá).

Nếu cha anh hội đủ những điều kiện trên (ngoài những điều kiện về thời gian chấp hành hình phạt tù, hình phạt bổ sung….) thì sẽ được  xem xét đề nghị đặc xá.

Chỉnh sửa văn bằng khi được cải chính hộ tịch

Anh Cầm Văn Bắc (Chim Vàn, Bắc Yên, Sơn La) hỏi: Trước đây tôi đi học theo giấy khai sinh mang tên Cầm Văn Liên. Năm 2005, tôi được UBND xã Chim Vàn cử đi học lớp trung cấp luật do trường Đại học Luật Hà Nội mở tại tỉnh Sơn La và được cấp bằng tốt nghiệp mang tên Cầm Văn Liên theo Quyết định số 873/QĐ-TC ngày 18/6/2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội. Ngày 03/3/2009, tôi được UBND huyện Bắc Yên cho phép thay đổi tên từ Cầm Văn Liên thành Cầm Văn Bắc tại Quyết định số 229/QĐ-UBND. Vậy tôi muốn xin điều chỉnh tên trong bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp do trường Đại học Luật Hà Nội cấp mang tên Cầm Văn Liên thành Cầm Văn Bắc có được không ? Nếu được thì cần phải có những giấy tờ gì ?


- Theo Điểm c Khoản 1 Điều 16 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì bằng tốt nghiệp trung cấp do hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo cấp.

Tại Điều 21 Quy chế này quy định về chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, theo đó cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trong các trường hợp sau đây: Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật về cải chính hộ tịch hoặc các nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ. Đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ra quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ đồng thời tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ quy định này được áp dụng cả đối với những văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành.

Như vậy, anh có thể đề nghị Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét chỉnh sửa bằng tốt nghiệp đó. Thủ tục cần có đơn đề nghị chỉnh sửa, bản sao quyết định cho phép thay đổi tên, bản sao bằng tốt nghiệp và các giấy tờ liên quan khác để đối chiếu như: giấy khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học bạ

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục gì?

Anh Tiêu Văn Phán (Quận 12 – TP Hồ Chí Minh) hỏi: Trong thời gian làm việc vừa qua tôi có tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Xin hỏi để được hưởng BHTN khi nghỉ việc tôi cần có thủ tục gì?


- Trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV), người lao động phải trực tiếp đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký thất nghiệp. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị hưởng BHTN (theo mẫu); Bản sao HĐLĐ, HĐLV đã hết hạn thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đúng pháp luật và xuất trình Sổ BHXH. Người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (Mục 3, Phần III Thông tư số 04/2009/TT-BLDTBXH ngày 22/01/2009).

[ Đóng lại ]

Trợ cấp mất việc làm cho người lao động

Trợ cấp mất việc làm cho người lao động

 

(VnMedia) - Tôi làm việc tai một Công ty theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nay, công ty tôi chuyển đổi công nghệ, tôi có thể phải nghỉ việc. Vậy xin hỏi, nếu phải nghỉ việc thì tôi có được hưởng trợ cấp mất việc làm hay không? Mức trợ cấp tính như thế nào? ( trungdung@gmail.com" style="color: rgb(150, 32, 18); text-decoration: none; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; line-height: 25px; text-align: justify; ">trungdung@gmail.com)

Câu hỏi của bạn đã được chúng tôi gửi đến luật sư Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá và được ông trả lời như sau: 

Theo quy định khoản 1 Điều 17 Bộ luật lao động và khoản 3 Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, người sử dụng lao động có thể cho người lao động thôi việc trong các trường hợp sau: Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; thay đổi cơ cấu tổ chức như sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị và những thay đổi này dẫn đến người lao động bị mất việc làm và người sử dụng lao động đã đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới nhưng vẫn không giải quyết được việc làm.

Theo đó, trường hợp của bạn, công ty có thể cho bạn thôi việc. Tuy nhiên, khi cho người lao động thôi việc, người sử dụng lao động (công ty) phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Theo hướng dẫn tại thông tư số 39/2009/TT – BLĐTBXH ngày 18/11/2009 của Bộ LĐTBXH thì mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ - CP được hướng dẫn theo công thức tính như sau:

Tiền trợ cấp mất việc làm = (số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm) x (tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm) x 1.

Trong đó: Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động (NLĐ) làm việc liên tục cho người sử dụng LĐ đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi NLĐ bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ - CP, ngày 12.12.2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng LĐ có tháng lẻ (kể cả trường hợp NLĐ có thời gian làm việc cho người sử dụng LĐ từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: Dưới một tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm; Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương; từ đủ 6 tháng trở lên được làm tròn thành một năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề của NLĐ trước khi bị mất việc làm, bao gồm: Tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phục cấp chức vụ (nếu có); 1 là một tháng lương cho mỗi năm làm việc.

Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 2 tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của NLĐ làm dưới một tháng.

Trợ cấp mất việc làm khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Thời gian NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ - CP, ngày 12/12/2008 của Chính phủ không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực và phụ cấp chức vụ (nếu có).

Cách tính trợ cấp mất việc làm được áp dụng từ ngày 1/1/2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ - CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành). Không áp dụng cách tính trợ cấp mất việc làm nói trên để tính lại trợ cấp mất việc làm đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 1/1/2009.

[ Đóng lại ]

Giáo viên có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Giáo viên có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

 

Anh Ninh Thành Tâm (Châu Thành – Đồng Tháp) hỏi: Tôi là giáo viên của trường tiểu học có đầy đủ bằng cấp đạt chuẩn và được tuyển dụng công tác hơn 10 năm nay. Vậy, ngoài các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tôi có phải thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

- Theo quy định một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: Người lao động hợp đồng lao động không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Như vậy, anh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ( Điều 2 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008).

Hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tiếp tục hỗ trợ học nghề?

Chị Nguyễn Thu Thủy (Qui Nhơn – Bình Định) hỏi: Tôi được Bảo hiểm Xã hội quyết định cho hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng. Được 2 tháng tôi đăng ký khóa học nghề 6  tháng tại Trường Cao đẳng nghề. Vậy, thời gian tôi học nghề có được bảo hiểm hỗ trợ hay không?

- Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng lao động, nhưng không quá 6 tháng. Thời gian bắt đầu được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. Trường hợp, người lao động đã hưởng hết số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà vẫn tiếp tục học nghề thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến khi kết thúc khóa học ( mục 2 phần II Thông tư số 04/2009/TT-BLDTBXH ngày 22/01/2009)

[ Đóng lại ]

Hỏi BHTN gửi hồ sở ở đâu?

Hỏi BHTN gửi hồ sở ở đâu?

 

Tôi làm việc cho cty Ajinomoto VN dến ngày 30/6/2011 là kết thúc hợp đồng,và tôi xin thôi việc luôn. Cty tôi đăng ký BHXH tại Đồng nai nhưng tôi làm việc ở chi nhánh Bình Dương, vậy tôi phải đăng ký hồ sơ TCTN ở đâu? Xin Cảm ơn! 

Nếu công ty đóng BHXH ở Đồng Nai thì bạn đăng ký tại Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng Nai để hưởng thất nghiệp.

[ Đóng lại ]

Tiền trợ cấp thất nghiệp, nhận thế nào?

Tiền trợ cấp thất nghiệp, nhận thế nào?

 

- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.Tôi làm việc cho Công ty từ ngày 01/01/1992 đến 01/01/1996 được chuyển đến Công ty khác và vẫn tiếp tục nộp bảo hiểm từ tháng 03/1996 đến nay.Hiện tại vì lý do gia đình, tôi làm đơn xin nghỉ gửi đến Giám đốc Công ty thì được trả lời là hiện nay Công ty chưa có chủ trương chính sách thôi việc cho công nhân. Tuy nhiên tôi vẫn nộp đơn cho phòng hành chính Công ty và làm đủ 45 ngày theo Luật bảo hiểm, vậy tôi có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc của Công ty và tiền trợ cấp thất nghiệp không? Kính mong nhận được sự tư vấn của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn. (Câu hỏi của bạn đọc Phạm Hồng Thúy).


Luật sư tư vấn:

Chị có đơn xin nghỉ việc và đã thông báo cho Người sử dụng lao động trước 45 ngày, do đó thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp trong trường này được giải quyết như sau:

Thứ nhất: Về trợ cấp thôi việc:

Tại Điều 42 Bộ luật lao động quy định như sau: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”

Tại khoản 2 Điều 41 Bộ luật lao động quy định: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc”

Trường hợp của chị là Hợp đồng không xác định thời hạn, với tổng thời gian làm việc là gần 19 năm từ 1992 đến 1996 và 1996 đến 2011 do vậy về nguyên tắc phải báo trước với người sử dụng lao động 45 ngày và chị đã làm đúng quy định, do đó chị sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thứ hai: Về trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian có đóng bảo hiểm thấp nghiệp (BHTN) của người lao động . Tại Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nêu rõ:

“Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
+ Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
+ Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này”

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau: “Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”.

Tuy nhiên, do thông tin chị cung cấp chưa xác định được chị có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Nếu trường hợp chị đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội và chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp thì chị sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Xin lưu ý: Theo quy định tại khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 41 Nghị định 127/NĐ-CP thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức. Tức là thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Vì bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2009 nên  tại Công văn số 3168/LĐTBXH-LĐTL ngày 08/09/2008 Bộ Lao động thương binh xã hội có hướng dẫn áp dụng khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội như sau “… sau ngày 01/01/2009, người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc”.

[ Đóng lại ]

Chế độ khi hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ khi hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

 

Hỏi: Tôi đã tham gia đóng BHTN được hơn 01 năm.  Nay do công ty gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất nên tôi bị mất việc làm. Xin Quý báo cho tôi biết, khi bị mất việc, chế độ Bảo hiểm thất nghiệp mà tôi được hưởng là gì? (Thảo Phương, Nam Định)

Trả lời:

Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được quy định cụ thể trong Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 25/10/2010, của Bộ LĐ-TB&XH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 12/12/2008, của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN, như sau:

a) Mức trợ cấp thất nghiệp (TCTN) hằng tháng: Bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động (NLĐ) có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 06 tháng liền kề để tính mức TCTN là bình quân của 6 tháng đóng BHTN trước khi NLĐ mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Thời gian hưởng TCTN: 03 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng BHTN (áp dụng đối với trường hợp của chị); 06 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.

Thời điểm tính hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định. Tháng hưởng TCTN nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng TCTN được tính từ ngày NLĐ bắt đầu hưởng TCTN đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày (tiểu mục 1, 2, 3 Mục 3 Phần II).

b) Hỗ trợ học nghề: NLĐ đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để NLĐ tự học nghề.

Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ đang hưởng TCTN bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Trường hợp NLĐ đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp do NLĐ chi trả. Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và từng NLĐ, nhưng không quá 06 tháng. Thời gian bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày NLĐ được hưởng TCTN hằng tháng.

Trong thời gian được hưởng TCTN theo quy định, nếu NLĐ có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn 10 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ.

Trường hợp NLĐ đã hưởng hết thời gian được hưởng TCTN theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc mới tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB & XH thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề. Chi phí hỗ trợ học nghề do BHXH Việt Nam chi trả. (Mục 4 Phần II).

c) Hỗ trợ tìm việc làm: NLĐ đang hưởng TCTN được Trung tâm GTVL tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của NLĐ.

Thời gian NLĐ đang hưởng TCTN được Trung tâm GTVL hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày NLĐ được hưởng TCTN hằng tháng và không quá tổng thời gian mà NLĐ đó được hưởng TCTN theo quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB & XH. Chi phí cho tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ đang hưởng TCTN do BHXH Việt Nam chi trả (Mục 5 Phần II).

[ Đóng lại ]

Thời gian tính trợ cấp thôi việc?

Thời gian tính trợ cấp thôi việc?

 

(Dân trí) - Tôi làm việc cho công ty từ ngày 31/12/2001 đến ngày 6/6/2011, tôi xin chấm dứt hợp đồng. Bây giờ công ty thanh toán cho tôi tiền trợ cấp thôi việc là 7 năm, như vậy có đúng không và tôi còn được hưởng những chế độ nào khác không? (Tạ Hữu Chiều, Đồng Tháp)

Trả lời:

Tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định: "Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên", (khoản 2 - Điều 2- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động); có nghĩa là nếu đơn vị có 10 lao động trở lên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, ngược lại nếu có dưới 10 lao động thì không buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp không tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thì khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại công ty, kể cả thời gian làm việc sau ngày 01/1/2009.

Tại khoản 6 Điều 139 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức”

Quy định này được hiểu như sau: kể từ ngày 01/1/2009 (ngày luật bảo hiểm thất ngiệp có hiệu lực) khoản tiền 1% hàng tháng người sử dụng lao động đóng vào quỹ bảo hiểm thất ngiệp chính là khoản tiền chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thôi việc hoặc mất việc làm. Như vậy, nếu đơn vị tham gia bao hiểm thất nghiệp thì kể từ ngày 1/1/2009 người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp thay vì được hưởng cả trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

Trường hợp của bạn, nếu công ty của bạn có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thì việc họ chỉ trả 07 năm trợ cấp thôi việc (tính từ ngày 31/12/2001 đến 31/12/2008) là phù hợp với quy định của pháp luật. Thời gian từ 01/1/2009 đến 06/6/2011 sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp. Nếu công ty không tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì công ty sẽ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động từ ngày 31/12/2001 đến hết ngày 06/6/2011.

[ Đóng lại ]

Khi nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Khi nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

 

(HNM) - Đề nghị luật sư cho biết các quy định của pháp luật về điều kiện, mức và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp?Trương Thị Mai

Luật sư Vũ Thái Hà
(Công ty Luật TNHH YouMe, website: http://www. youmevietnam.com) trả lời:

Để hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (TT32): Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó; đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 2.

Theo Điều 3 TT32, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

[ Đóng lại ]

thaoqui1712. Bảo hiểm thất nghiệp

thaoqui1712. Bảo hiểm thất nghiệp

 

Tôi làm công ty trước được 4.5 nhưng trong BHXH chỉ có 2,9 tháng thôi và thêm 1 năm BHTN nữa. Nhưng hiện tại tôi chỉ lãnh được BHXH thôi còn BHTN thì làm sao lãnh được,Mong quý BH giúp đỡ

Có lẽ việc đăng ký BHTN của bạn chậm cho nên chưa được lãnh BHTN sau 1 năm đóng. Vậy bạn đi làm công ty khác để tham gia tiếp khi nghỉ bạn được lãnh BHTN.

[ Đóng lại ]

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

 

Xin cho tôi hỏi về vấn đề BHTN như sau: Tôi đóng BHTN từ tháng 6/2010 đến T05/2011, nhưng từ tháng 06/2010 đến T12/2010 tôi đóng ở công ty A, từ tháng 1/2011 đến tháng 05/2011 tôi đóng cty B. Cty A và Cty B là tập đoàn, do công việ nên chuyển đổi nội bộ, tôi vẫn đóng BHXH liên tục trong 12 tháng. Vậy tôi có được đăng ký BHTN hay không? Chân thành cảm ơn. Hoàng Nguyên

Trường hợp của bạn đủ điều kiện hưởng Thất nghiệp tuy nhiên bạn phải hiểu rằng khi thất nghiệp bạn phải đăng ký trong vòng 7 ngày.

[ Đóng lại ]

Các trường hợp được và không được hưởng trợ cấp thôi việc

Các trường hợp được và không được hưởng trợ cấp thôi việc

 

(VnMedia) - Bố tôi năm nay 57 tuổi (đã tham gia bảo hiểm hơn 30 năm) muốn chấm dứt hợp đồng lao động, vậy trường hợp của bố tôi có được trợ cấp thôi việc hay không? Trường hợp nào thì được trợ cấp, trường hợp nào thì không được trợ cấp thôi việc?

Câu hỏi của bạn đã được chúng tôi gửi đến luật sư Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá và được ông trả lời như sau:  
 
Theo Khoản 2, Mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động quy định các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp được trợ cấp thôi việc

- Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh. 

Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc

 - Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động.

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Như vậy, đối với trường hợp bố bạn, sắp đến tuổi nghỉ hưu, nhưng muốn chấm dứt hợp đồng lao động ở tuổi 78, tức là 3 năm trước khi đủ tuổi nghỉ việc để hưởng hưu trí. Trường hợp này không thuộc trường hợp không được trợ cấp thôi việc.

Nếu bố bạn thoả thuận được với công ty làm việc chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động hoặc bố bạn chấm dứt hợp đồng lao động có báo trước bằng văn bản cho người sử dụng lao động theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động thì có thể bố bạn sẽ được trợ cấp thôi việc.

[ Đóng lại ]

Có thể đăng ký thất nghiệp tại nơi sinh sống

Có thể đăng ký thất nghiệp tại nơi sinh sống

 

(Dân trí) - Tôi làm tại Công ty nước ngoài ở Bình Dương đã đóng bảo hiểm đầy đủ. Nay tôi nghỉ việc tại Bình Dương về nhà giúp việc gia đình. Cho tôi hỏi bảo hiểm thất nghiệp có thể đăng kí tại địa phương tôi sinh sống được không (tỉnh Hà Tĩnh)?Nếu được tôi cần những giấy tờ thủ tục gì? Xin chân thành cảm ơn luật sư đã giúp đỡ. (Lương Hữu Chiến, Email: vunhu84@gmail.com" style="color: rgb(150, 32, 18); text-decoration: none; ">vunhu84@gmail.com).


Trả lời:

Căn cứ Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Vì thông tin bạn nêu không đầy đủ nên nếu bạn thỏa mãn 3 điều kiện nêu trên bạn mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệpquy định:“Trong thời hạn bảy ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làmnơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn bảy ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc)”.

Như vậy sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi bạn đã làm việc trước đây để đăng ký thất nghiệp. Trường hợp người lao động khi đăng ký thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì phải đăng ký thất nghiệp theo quy định và làm đơn đề nghị chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đăng ký thất nghiệp. Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và kèm theo đăng ký thất nghiệp của người lao động đó. Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật (khoản 1 điều 10 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH).

Theo Điều 125 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

“1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.

2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật”.

[ Đóng lại ]

Nghỉ thai sản không được trợ cấp thất nghiệp

Nghỉ thai sản không được trợ cấp thất nghiệp

 

Lao động nữ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian nghỉ thai sản

Lao động nữ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian nghỉ thai sản

(NLĐO)- Tôi đóng BHXH từ tháng 2-2009, sẽ nghỉ sinh con vào tháng 7-2011. Tôi được biết BHXH sẽ chi trả 4 tháng lương và trợ cấp 2 tháng theo mức lương tối thiểu chung. Khi nghỉ thai sản tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp không?” nguyen thi thu (thunguyen@yahoo.com" style="color: rgb(150, 32, 18); text-decoration: none; ">thunguyen@yahoo.com)Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TPHCM, trả lời:

 
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp thì lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ không sẽ không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
 
Trừ trường hợp tại thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, lao động nữ này cũng đồng thời chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật với người sử dụng lao động và thực hiện đầy đủ thủ tục để được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

[ Đóng lại ]

leminh2004tn@yahoo.com. Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

leminh2004tn@yahoo.com. Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

 

Kính chào các anh chị, tôi có một thắc mắc này rất mong các anh chị sớm giải đáp cho tôi. Tôi có hộ khẩu thường trú tại Bà Rịa Vũng Tàu nhưng lại làm việc tại Binh Dương và tôi có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1/10/2009 đến 14/ 4/2011 thì tôi xin nghỉ việc ( có báo trước cho công ty 30 ngày). Đến ngày 24/4/2011 tôi có đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương. Trong thời gian bổ sung hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tôi có đến công ty nơi tôi thôi việc xin rút sổ BHXH nhưng công ty cho biết là chưa lấy được sổ của tôi và nói nếu không lấy được sổ BHXH trong thời gian bổ sung hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tôi có thể bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và sau này khi làm việc ở công ty khác thì vẫn tiếp tục được cộng dồn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu tôi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty mới.

Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không và nếu bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp thì trường hợp của tôi cần phải làm những thủ tục gì. Rất mong các anh chị sớm giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tr ường hợp của bạn công ty không trả sổ kịp để bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1 việc làm đáng tiếc, như vậy bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp lần này mà sẽ được cộng dồn khi làm việc ở công ty mới, về thủ tục thì công ty phải làm chốt sổ cho bạn và tất cả thời gian tham gia BHXH, BHTN được thể hiện trên sổ.

[ Đóng lại ]

tinhban0000@yahoo.com. Thắc mắc về trợ cấp thất nghiệp

tinhban0000@yahoo.com. Thắc mắc về trợ cấp thất nghiệp


Tôi bắt đầu đi làm tại từ tháng 10/2009 đến nay, tôi làm đơn xin nghỉ việc vì phải về quê.vậy tôi được trợ cấp thất nghiệp không??? Nếu có tôi phải đăng ký ở quê có được không???Thủ tục đăng ký như thế nào???Bạn đã đóng BHTN từ 12 tháng trở lên thì bạn có đủ điều kiện hưởng thất nghiệp, nếu bạn nghỉ thì đến đăng ký tại Trung tâm GTVL trong vòng 7 ngày để chuyển về quê.

Bạn đã đóng BHTN từ 12 tháng trở lên thì bạn có đủ điều kiện hưởng thất nghiệp, nếu bạn nghỉ thì đến đăng ký tại Trung tâm GTVL trong vòng 7 ngày để chuyển về quê.


[ Đóng lại ]

nmhquyen@gmail.com Hỏi về Bảo hiểm thất nghiệp

nmhquyen@gmail.com Hỏi về Bảo hiểm thất nghiệp


Tên tôi là Ngô Mai Hồ Quyên: hiện cư trú tại Thành Phố Đà Nẵng, tôi đang làm việc tại VPĐD Công ty TNHH UNI - PRESIDENT VN ở Đà Nẵng (Trụ sở chính của cty ở tại Bình Dương). Tôi xin gởi đến Bảo Hiểm Xã hội một số câu hỏi, kính mong nhận được sự giải đáp từ phía cơ quan có thẩm quyền như sau: - Hợp đồng lao động của tôi là hợp đồng dài hạn - địa điểm làm việc của tôi là ở tại Đà Nẵng, và tôi đã bắt đầu đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 01/2009. Do tôi làm tại VPĐD, nên công ty UNI - PRESIDENT đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho tôi tại tỉnh Bình Dương.

Vào ngày 15/03/2011, do công ty giải thể VPĐD và chuyển vào hoạt động tại Quảng Nam, điều kiện đi lại không cho phép, nên tôi đã làm đơn xin nghỉ việc và đã thông báo trước 45 ngày. (vào ngày 30/04/2011 tôi sẽ chính thức nghỉ việc tại Công ty). Vậy tôi xin hỏi, khi chính thức nghỉ việc tại Công ty, thì tôi sẽ làm đơn đăng kí thất nghiệp và hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Sở Lao Động Thương Binh Đà Nẵng được không? hay tôi phải vào Bình Dương đăng kí các thủ tục trên? (Nếu vào Bình Dương, thì thật khó cho những người lao động như tôi, vì chi phí đi lại vào Bình Dương còn cao hơn cả tiền trợ cấp thất nghiệp). Trong lúc chờ đợi sự phản hồi từ phía các cơ quan có thẩm quyền, tôi xin gởi lên đây lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.

Công ty UNI – PRESIDENT tham gia BHXH – BHTN tại Bình Dương, văn phòng làm việc đóng tại Đà Nẵng khi chấm dứt hợp đồng trong vòng 7 ngày bạn đến Trung Tâm GTVL Đà Nẵng đăng ký.

BHXH Bình Dương đảm bảo bạn đủ thời gian nộp hồ sơ cho Trung Tâm nếu công ty làm kịp các thủ tục, về phía BHXH Bình Dương sẽ lưu ý trường hợp này. 


[ Đóng lại ]

future30112004@yahoo.com. thời gian đăng ký việc làm

future30112004@yahoo.com. thời gian đăng ký việc làm


Kính gửi, Tôi có đăng ký BHTN và đã nhận được trợ cấp đăng ký 1 tháng rồi, sang tháng thứ 2 tôi được hẹn ngày 10/04/2011 đến đăng ký việc làm lần 2, nhưng do ngày 10/04/2011 sức khỏe không tốt nên sáng ngày 11/04/2011 tôi có đến đăng ký nhưng nhân viên bảo hiểm thông báo tôi đã bị mất quyền lợi nhận được BHTN tháng thứ 3, nghĩa là tôi chỉ được nhận 2 tháng. Tôi không hiểu quy định như vậy có đúng không? và nếu đúng thì điều đó quá cứng nhắc, nguyên tắc nó không bảo vệ quyền lợi cho người lao động chút nào vì rất nhiều người đã đăng ký BHTN ở một nơi nhưng trong quá trình đi tìm việc làm họ có thể phải đi xa, hoặc nhiều lý do khác...Có thể cho phép trong vong 1 tuần đến đăng ký thì có vẻ hợp lý hơn. Rất mong nhận được câu trả lời. Tôi xin chân thành cảm ơn.


Việc đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm GTVL là phù hợp với quy định của BLĐ TBXH những trường hợp đăng ký chậm hơn phải có lý do chính đáng như: Bị ốm đau phải có giấy của bệnh viện, thiên tai...vv Tuy nhiên bạn phải trình được những giấy tờ liên quan


[ Đóng lại ]

machkimphu@yahoo.com. Bảo lưu Bảo hiểm thất nghiệp

machkimphu@yahoo.com. Bảo lưu Bảo hiểm thất nghiệp

 

Xin chào các anh chị. Tôi muốn hởi trường hợp của tôi như sau : Tôi đóng BHTN 1/1/2009 đến nay tại Bình Dương , hien tôi đang xin nghi cty hiện tại và xin việc ở cty mới tại Đồng Nai ,xin cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được lãnh BHTN không ? nếu đc thi lãnh 01 lần hay nhiều lần. nếu tôi không đc lãnh thì tôi co được bảo lưu Kết quả BHTN qua bên cty mới không ? xin cảm ơn


Điều kiện của bạn được lãnh trợ cấp thất nghiệp cho 3 tháng của 60% lương bình quân của 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc, nếu bạn đã lãnh 1 tháng đầu tiên thì khi có việc làm mới thì bạn được hưởng trợ cấp BHTN 1 lần của 2 tháng còn lại. Nếu vì lý do nào đó mà chưa đăng ký BHTN tại TTGTVL tỉnh Bình Dương thì bạn sẽ được bảo lưu BHTN khi qua công ty mới.

[ Đóng lại ]

Trang: 1 2 3 >>>

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ 1
bao hiem toan cau
Hỗ trợ 2
bao hiem toan cau