Bảo hiểm Khác

  • Hạng Mục Bảo Hiểm Cháy Nổ Bắt Buộc
  • Bảo Hiểm Rủi Ro Xây Dựng, Lắp Đặt
  • Bảo Hiểm Hoả Hoạn và Rủi Ro Đặc Biệt
  • Bảo Hiểm Trách Nhiệm Sản Phẩm

1. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM:

Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ qui định rõ trong Phụ lục 1 35/2003/NĐ-CP ký ngày 04/04/2003 của Chính Phủ  bắt buộc mua bảo hiểm bao gồm:

-       Nhà cửa, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo (Không bao gồm giá trị đất đai, nền móng)

-       Máy móc thiết bị.

-       Hàng hoá l­ưu kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), vật tư,

-       Tài sản khác.

2. PHẠM VI ĐỊA LÝ: Lãnh thổ Việt Nam

3. CÁC RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM:

Tổn thất vật chất bất ngờ gây ra do cháy, nổ không lường trước được xảy ra đối với các tài sản được bảo hiểm theo danh mục tài sản mà Người được bảo hiểm kê khai. Trong đó:

-         Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác

-         Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ thiệt hại tới bản thân nồi hơi, bình chứa, máy móc sử dụng áp lực và chất liệu chứa trong đó.

 

1. CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT:

      -         Đối tượng được bảo hiểm:

   §  Các công trình xây dựng văn phòng, khách sạn, nhà xưởng, đường xá, cầu cống…

   §  Các công trình lắp đặt máy móc, trang thiết bị tại các nhà xưởng, công trình…

      -         Người được bảo hiểm: là Chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án); tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên người được bảo hiểm có thể bao gồm các bên có liên quan đến công trường xây dựng như kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, các nhà thầu phụ… Trong trường hợp có nhiều người được bảo hiểm, HĐBH sẽ ghi tên người đại diện (đứng tên ký kết thoả thuận bảo hiểm và trả phí) và các bên có liên quan.

 

Với các loại công trình trên, đối tượng bảo hiểm được chia thành các hạng mục sau:

-         Công việc xây dựng/ lắp đặt (công trình chính và tạm thời, tất cả các nguyên vật liệu liên quan thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm).

-         Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng/ lắp đặt.

-         Máy móc thiết bị xây dựng/ lắp đặt phục vụ cho quá trình xây dựng/ lắp đặt.

-         Chi phí dọn dẹp hiện trường.

Đối tượng bảo hiểm cần được mô tả một cách chi tiết theo Giấy yêu cầu bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

 

2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT:

Địa điểm được bảo hiểm cần được xác định rõ ràng chi tiết do trong một số trường hợp xây dựng đường xá kè bờ…, công trường là suốt chiều dài quảng đường với các công trình phụ trợ kèm theo. Địa điểm xây dựng lắp đặt thường trong lãnh thổ Việt nam.

 

3. PHẠM VI BẢO HIỂM:

Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng có phạm vi rất rộng, hầu như bảo hiểm cho tất cả các rủi ro bất ngờ  không lường trước được, ngoại trừ các rủi ro bị loại trừ ghi rõ trong Quy tắc đối với các tổn thất vật chất liên quan đến công trường xây dựng trong suốt thời gian thi công và trách nhiệm đối với tài sản và con người của bên thứ ba.

Phạm vi bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và lắp đặt gồm:

-        Phần 1: Thiệt hại vật chất:

Bảo hiểm cho những thiệt hại vật chất đối với những hạng mục xây dựng được nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm và được xác định bằng giá trị xây dựng lắp đặt.

Giá trị xây dựng lắp đặt bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục xây dựng lắp đặt do chủ  thầu chính và thầu phụ tiến hành theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư bao gồm giá trị đào đắp san nền chuẩn bị  mặt bằng xây dựng lắp đặt; giá trị móng; giá trị cấu trúc công trình; giá trị công trình tạm thời phục vụ cho công tác thi công; giá trị lắp đặt máy móc thiết bị (trong trường hợp công trình bao gồm cả xây dựng và lắp đặt có giá trị xây dựng hoặc lắp đặt lớn hơn 50% giá trị tổng công trình thì cần áp dụng quy tắc bảo hiểm xây dựng hoặc lắp đặt liên quan).

Để tránh việc tranh chấp khi có tổn thất xảy ra, Người được bảo hiểm cần ghi rõ giá trị của từng hạng mục công trình trong giấy yêu cầu bảo hiểm.

Nếu muốn loại trừ công việc nào đó, thì trong giấy chứng nhận bảo hiểm hay trong điều khoản bổ sung cần ghi rõ không bảo hiểm cho hạng mục đó.

-         Phần 2: Trách nhiệm đối với người thứ ba:

Những khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường cho các tổn thất gây ra đối với người và tài sản của bên thứ 3 mà nguyên nhân xuất phát từ trong quá trình xây dựng các hạng mục được bảo hiểm, cùng các chi phí pháp lý mà người thứ 3 đòi được từ người được bảo hiểm.

Những thương tật về người của người làm thuê hay công nhân; tổn thất về tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý, chăm nom, coi sóc hay kiểm soát của các bên liên quan đến công trình được bảo hiểm không thuộc trách nhiệm đối với Người thứ ba.

 

CÁC ĐIỂM LOẠI TRỪ:

Loại trừ chung:

-         Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, nội chiến, bạo loạn, nổi dậy.

-         Hành động khủng bố.

-         (Tuy nhiên 2 loại trừ trên sẽ không bao gồm những tổn thất, thiêt hại, chi phí, phí tổn do thực hiện để kiểm soát, ngăn chặn, dập tắt, hoặc có liên quan đến những sự kiện ở 2 điểm loại trừ trên)

-         Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ.

-         Hành động cố ý hay sơ suất lặp đi lặp lại.

-         Ngừng công việc dù toàn bộ hay một phần.

-         Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính, và hậu quả của nó (tổn thất gián đoạn kinh doanh).

-         Mức khấu trừ theo qui định.

Loại trừ đối với bảo hiểm thiệt hại vật chất:

-         Những tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm trễ, do không thực hiện được hợp đồng, mất  hợp đồng.

-         Tổn thất trực tiếp do thiết kế sai.

-         Chi phí thay thế, sửa chữa, khắc phục khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc của lỗi do tay nghề kém.

-         Các hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hoá, mục rữa trong điều kiện bình thường.

-         Các máy móc, trang thiết bị xây dựng bị hỏng hóc, trục trặc về điện hoặc về cơ,  do nứt vỡ, do chất lỏng làm nguội hoặc dung dịch khác bị đông đặc, do hệ thống bôi trơn có khiếm khuyết hoặc do thiếu dầu hay chất lỏng.

-         Xe cơ giới được phép sử dụng trên đường công cộng hay phương tiện vận tải thủy và máy bay.

-         Hồ sơ, bản vẽ, chứng từ kế toán, hoá đơn, tiền, tem phiếu, văn bản, chứng thư nợ, cổ phiếu, thư bảo lãnh, séc.

-         Những mất mát, hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.

Loại trừ đối với bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3:

-         Chi phí chế tạo, chế tạo lại, nâng cấp, sửa chữa hay thay thế các hạng mục được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm.

-         Thiệt hại đối với tài sản, đất đai, nhà cửa, hay về người do chấn động hay kết cấu chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu.

-         Trách nhiệm gây ra do hậu quả thương tật về người của người làm thuê hay công nhân; tổn thất về tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý, chăm nom, coi sóc hay kiểm soát của các bên liên quan đến công trình được bảo hiểm; tai nạn gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đường công cộng hay bởi phương tiện vận tải thủy hay máy bay; bất kỳ thoả thuận nào của người được bảo hiểm.

-         Trách nhiệm phát sinh do người được bảo hiểm cung cấp hoặc không cung cấp lời khuyên, dịch vụ có tính chất chuyên môn hoặc do bất cứ lỗi hoặc thiếu sót nào có liên quan.

-         Trách nhiệm phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn trừ việc phá huỷ hoặc gây thiệt hại đến đối tượng bảo hiểm do ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn xuất phát từ các rủi ro được bảo hiểm.

-         Trách nhiệm phát sinh từ hay có liên quan đến chất Amiăng.

-         Trách nhiệm liên quan đến tiền phạt khi không thực hiện hợp đồng.

1. ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM: Tài sản có thể được bảo hiểm bao gồm:

- Nhà cửa / công trình kiến trúc và các cấu trúc khác (Không bao gồm giá trị đất đai, nền móng)

- Trang thiết bị, đồ đạc

- Máy móc (bao gồm các loại thiết bị có giá trị lớn. Giá trị đư­ợc khấu hao nhanh)

- Phư­ơng tiện và thiết bị xử lý dữ liệu (Máy tính, ch­ương trình máy tính, không nhận bảo hiểm đối với giá trị dữ liệu của Người được bảo hiểm)

- Hàng hoá l­ưu kho: nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm


2. PHẠM VI ĐỊA LÝ: Việt Nam

Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán sỉ, người bán lẻ hoặc người cung cấp một sản phẩm đối với người mua, người sử dụng hoặc khách hàng.

 

1. NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM:

Các nhà sản xuất sản phẩm bán ra trên thị trường trong và ngoài nước (trừ Mỹ và Canada)

 

2. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM: là các sản phẩm

Sản phẩm: có nghĩa là tất cả các loại vật dụng hoặc hàng hóa được chế tạo cho mục đích sử dụng của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

 

3. LUẬT ÁP DỤNG: Việt Nam

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ 1
bao hiem toan cau
Hỗ trợ 2
bao hiem toan cau